Quay về
Trang chủ

NÓI CHI KHI CHẲNG BIẾT NÓI GÌ? - BẬT MÍ KỸ NĂNG GIÚP BẠN CÓ CUỘC TRÒ CHUYỆN THÀNH CÔNG




• Bạn không biết phải nói gì khi muốn làm quen ai đó?
• Bạn cảm thấy mình lạc lõng, cảm thấy khổ sở không biết mình còn phải ở lại bao lâu nữa trong một bữa tiệc, buổi giao lưu, gặp mặt,…?
• Bạn ngại tham gia vào các sự kiện xã hội vì sợ phải nói chuyện?
Những cuộc trò chuyện ngắn, làm quen, những cuộc đối thoại hằng ngày thật sự không dễ dàng với bạn. Tuy nhiên chúng thật sự có vai trò quan trọng để tiến tới những cuộc đối thoại lâu dài và tích cực trong tương lai. Quả thực, kỹ năng giao tiếp là hành trang giúp bạn thành công trong công việc và cuộc sống.
Hãy cùng Debra Fine tác giả của cuốn sách “Nói chi khi chẳng biết nói gì?” tìm hiểu những kỹ năng và luyện tập chúng để giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp nhé!

Hãy bắt chuyện trước và đừng chờ đợi
Trong hoàn cảnh bình thường và cho phép, hãy bắt chuyện với những người lạ. Biết đâu đấy, họ cũng có khả năng trở thành bạn tốt, khách hàng dài hạn, đối tác có giá trị. Lần tới khi có cơ hội đến dự một buổi tiệc, buổi cà phê, hay dự một đám cưới, hãy nhìn quanh phòng, tìm cách tiếp cận một ai đó và kéo họ vào chuyên chuyện của bạn. Đừng mạo hiểm giữ im lặng để bị lầm tưởng là kiểu căng hay tự phụ. Hãy bỏ thói quen cũ và mất thời gian nghĩ rằng hãy cứ đợi đi rồi sẽ có người hứng thú đến bắt chuyện với bạn trước.
Hãy tiến lại gần ai đó và tự giới thiệu. Hãy chìa tay ra, không hãy nhìn vào mắt họ, mỉm cười và trò chuyện.
Bước đầu tiên để tự tin trong cuộc trò chuyện và có cuộc đối thoại thành công, bạn phải là người nỗ lực và chủ động giúp “đối tác” thấy thoải mái. Hãy tham khảo các câu phá vỡ sự im lặng dưới dây, hãy lựa chọn những câu thích hợp với từng cuộc đối thoại và từng thời điểm. Đồng thời chuẩn bị câu trả lời bởi chính bạn có thể là người được hỏi những câu hỏi này.
Chủ đề công việc:
Vì sao bạn tham gia dự án này?
Bạn có biết ai có thể giúp mình?
Phần khó khăn nhất trong công việc của bạn là gì?
Bạn có thể cho mình vài lời khuyên cho người mới bắt đầu như mình được không?
Bạn có dự định gì sau khi ra trường chưa?

Lĩnh vực xã hội
Một ngày làm việc của bạn như thế nào?
Thời gian rảnh bạn thường làm gì?
Quê bạn ở đâu?
Bạn thích nghe thể loại nhạc gì?
Bạn thích đi du lịch ở đâu?

Hãy học cách nhớ tên người khác và gọi tên họ trong cuộc trò chuyện. Gọi người khác bằng tên khiến họ cảm thấy sự quan tâm của bạn và cảm thấy bản thân rất đặc biệt. Nếu như tên của họ khó đọc, hãy cố gắng đọc đúng tên họ và lưu ý không nên gọi tắt bằng biệt danh nếu chưa được sự đồng ý của họ. Còn nếu chẳng may quên mất tên thì hỏi lại một cách lịch sự như “Xin lỗi, mình không nhớ tên bạn. Bạn có thể nói lại được không?”

Duy trì cuộc trò chuyện một cách trách nhiệm
Bạn đã bắt chuyện trước. Tốt lắm! Hãy tiếp tục duy trì cuộc trò chuyện và có trách nhiệm. Đừng chần chừ. Hãy giao tiếp bằng mắt và hãy là người mỉm cười trước.Lựa chọn các câu hỏi “phá vỡ” im lặng kèm theo các nhận xét giúp duy trì một cuộc trò chuyện hiệu quả.
Những câu nói dùng để gợi chuyện:
Hội nghị này thật thú vị. Bạn đã tham dự năm nào chưa?
Tuần trước tôi không đến. Chương trình có gì thú vị không?
Bạn luôn mặc rất đẹp. Bạn hay mua quần áo ở đâu vậy?

Tạo đề tài trò chuyện
Đa số mọi người thường thích nói về bản thân nếu như bạn cho họ cơ hội. Vậy để bắt đầu một cuộc trò chuyện thành công trong khi bạn là người nhút nhát, bạn hãy làm cho người trò chuyện với bạn nói về bản thân họ.
Bằng cách đưa ra những câu hỏi mở, người nói chuyện với bạn sẽ có cơ hội bộc lộ bản thân nhiều hay ít tùy thuộc vào họ. Đối tác sẽ cởi mở tùy theo mức độ. Việc này sẽ hữu dụng đối với đồng sự, trẻ em, hàng xóm, họ hàng, đồng nghiệp, bạn bè, đặc biệt là những người lần đầu quen biết. Bạn hãy nhớ là bạn đặt những câu hỏi gợi mở với sự quan tâm chân thành.
Một số câu hỏi mở:
Hãy mô tả cho tôi…
Hãy kể cho tôi nghe…
Làm cách nào mà anh/chị…?
Theo anh/chị thì chuyện đó như thế nào…?
Điều gì đã khiến anh/chị…?
Top

Tin liên quan

Tạo bởi SlimWeb - Công cụ thiết kế web miễn phí