Quay về
Trang chủ

TẠI SAO CHÚNG TA TRÌ HOÃN?


Có thể là hình vẽ ngẫu hứng về văn bản cho biết 'L LruNG services services VNU-IS COUNSELLING 1 ' NoTeS NOTES Procrastination WHY IT HAPPENED? & HOW To DEAL WITH IT? docsn'

TẠI SAO CHÚNG TA TRÌ HOÃN?
--------------------
Trì hoãn là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống. Hiểu được nguyên nhân tâm lý đằng sau việc trì hoãn sẽ giúp chúng ta có giải pháp hiệu quả để khắc phục vấn đề này.
Dưới đây là một số nguyên nhân tâm lý chính dẫn đến việc trì hoãn:
 Sự thỏa mãn tức thì: Não bộ con người có xu hướng thích thú với những hoạt động mang lại cảm giác thỏa mãn nhanh chóng, ví dụ như lướt Facebook hay xem Tiktok. Trong khi đó, học tập và làm việc thường đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực hơn, dẫn đến việc ta dễ dàng trì hoãn để né tránh những công việc khó khăn hay nhàm chán.
 Lo lắng và sợ hãi thất bại: Nỗi sợ hãi không thể hoàn thành tốt công việc hoặc bị đánh giá tiêu cực có thể khiến ta trì hoãn hay thậm chí là bỏ cuộc ngay trước khi bắt đầu. Áp lực từ mạng xã hội khi chứng kiến nhiều người thành công càng khiến cho nỗi sợ hãi này tăng cao.
 Tiết lộ mục tiêu quá sớm: Sau khi thực hiện hàng loạt nghiên cứu, các nhà tâm lý học chỉ ra rằng việc chia sẻ mục tiêu với người khác có thể tạo cảm giác như ta đã hoàn thành mục tiêu đó, dẫn đến mất động lực và khả năng đạt được mục tiêu thấp hơn.

Để hạn chế sự trì hoãn, ta có thể áp dụng một số biện pháp sau:
 Chia nhỏ mục tiêu: Thay vì cảm thấy choáng ngợp bởi một nhiệm vụ lớn, hãy chia nó thành những bước nhỏ dễ thực hiện hơn.
 Nhận thức và đối mặt với nỗi sợ: Sợ hãi là phản ứng bình thường của cơ thể với tác nhân môi trường, việc học cách chấp nhận và đối mặt với nó rất quan trọng. Bên cạnh đó, hãy nhắc nhở bản thân rằng mọi người đều mắc sai lầm và điều quan trọng là ta đã dám bắt đầu.
 Thiết lập mục tiêu: Việc thiết lập mục tiêu theo mô hình như SMART hay OKRs giúp ta tập trung vào cách thức và lợi ích đạt được khi hoàn thành mục tiêu, từ đó tăng động lực và cơ hội thành công..
 Hạn chế tiết lộ mục tiêu: Để tránh việc “nói trước bước không qua,” hãy chia sẻ mục tiêu với người khác một cách có chọn lọc và cam kết thực hiện giúp tránh cảm giác như đã hoàn thành mục tiêu. Ví dụ: “Nếu tôi không hoàn thành mục tiêu A của tôi, tôi sẽ phải dẫn bạn đi ăn.”
--------------------
Nguồn/Source:
https://www.purewow.com/wellness/tiktok-brain-explained https://www.inverse.com/.../should-you-share-your-goals...
--------------------
Content & Design: Anh Bình
--------------------
THE VNUIS COUNSELLING SERVICES
 Đặt lịch tham vấn: https://forms.gle/615wsnbDAvk2SjkL7
 Facebook Page: fb.me/vnuiscounsellingservices
 Website: http://counselling.isvnu.vn
 Nghe The VNU-IS Counselling Podcast tại: Spotify, Apple Podcasts, Google Podcasts, Anchor.
 Hotline: 0966408685
 Email: counselling@vnuis.edu.vn

Với quy tắc bảo mật tối đa, không phán xét, bạn sẽ được hỗ trợ tìm kiếm những lối đi mới, cách suy nghĩ mới về các vấn đề cảm xúc, học tập, gia đình, định hướng nghề nghiệp, etc. 

#vnuiscounsellingservices #vnuiscounsellingservices_bantintamly
Top

Tin liên quan

Tạo bởi SlimWeb - Công cụ thiết kế web miễn phí