
ESCAPISM - TRỐN TRÁNH CÓ THỰC SỰ LÀ GIẢI PHÁP? (Enlighten caption below)
Cuộc sống đô thị ồn ào, náo nhiệt; đi kèm những áp lực trong công việc khiến ta chỉ muốn trốn thoát khỏi thực tại, khỏi những tình huống khiến ta ong đầu nhức óc. Nếu đã từng có cảm giác hay mong muốn được tạm rời xa khỏi những lo toan bộn bề của cuộc sống, chắc hẳn bạn đã từng thử escapism - chủ nghĩa thoát ly. Vậy chủ nghĩa thoát ly là gì? Liệu nó đem lại cho chúng ta những lợi ích hay bất lợi gì trong đời sống tâm lý?
Đầu tiên chúng ta sẽ bắt đầu với câu hỏi: “Escapism là gì?”. Chủ nghĩa thoát ly thường được sử dụng để mô tả hành vi hoặc tư duy tránh xa, trốn thoát khỏi thực tại. Chính vì vậy, chủ nghĩa thoát ly hiện diện một cách đều đặn trong cuộc sống thường nhật dưới nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như đọc sách, xem phim, nghe nhạc, tập thể dục, thiền tĩnh, nhảy múa, chơi điện tử, làm vườn,... Đây cũng được gọi là những ‘chiến lược thoát ly’ dễ tiếp cận nhất.
Những ‘chiến lược thoát ly’ đã cho ta thấy được rằng: chủ nghĩa thoát ly đem lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta. Hạnh phúc: Khi phải chống chọi với một điều quá khả năng của bản thân, có một khoảng thời gian cho bản thân sẽ giúp tâm trạng của ta cảm thấy thoải mái và nhẹ nhõm hơn, giảm căng thẳng và hiện rõ phần tốt đẹp, tích cực của cuộc sống. Khai thác động lực, khả năng sáng tạo: lượng áp lực, cảm xúc tiêu cực giảm thiếu giúp sự sáng tạo cũng không còn bị cản trở, bản thân có thêm cảm hứng và năng lượng cho các hoạt động hơn cũng như những công việc trước mắt. Giải pháp trị liệu hiệu quả: đây được xem là một cách giảm stress hiệu quả và tránh bị kiệt sức. Chủ nghĩa thoát ly cũng giảm chứng rối loạn lo âu khi bản thân không còn lo lắng về thực tại.
Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều hay thực hiện các ‘chiến lược thoát ly’ không lành mạnh sẽ dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng. Trì hoãn: Khi quá lạm dụng trốn tránh thực tế, nhất là trong công việc, bản thân sẽ phát sinh nhu cầu thoát khỏi cảm xúc tiêu cực như không có cảm hứng, chán nản hay bị thúc giục thường xuyên và đều đặn hơn. Chối bỏ sự thật: Những người có tâm lý trốn chạy thường xuyên phủ nhận các chuẩn mực xã hội, có quan điểm cứng nhắc về cuộc sống và trở nên cô lập. Điều này thường xảy ra đối với những người trải qua những ám ảnh, tổn thất tâm lý to lớn như sự mất mát của người thân, hay phải đối mặt với bệnh tật. Nghiện ngập: sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,... là các ‘chiến thuật’ được sử dụng thường xuyên của chủ nghĩa thoát ly. Lạm dụng điều này sẽ dẫn đến nghiện ngập bởi nhu cầu giải thoát cao, khiến ta tê liệt về nhận thức, quên đi những điều tệ hại khó có thể chấp nhận
HÃY NGƯNG TRỐN TRÁNH VÀ HỌC CÁCH ĐỐI MẶT! Ta không thể nào mãi dựa vào cách chạy trốn khỏi thực tại. Càng dành nhiều thời gian để trốn thoát, ta càng có ít thời gian để suy ngẫm lại và tìm cách để giải quyết vấn đề ở thực tại. Trước khi bản thân có ý định “thoát ly”, hãy tự hỏi mình đang trốn tránh điều gì, việc bản thân thoát ly có giúp ích được gì cho mình không, và giải pháp bản thân thực sự cần làm là gì. Như vậy khi quay lại thực tại, ta sẽ bớt bỡ ngỡ và có thể lập tức quay trở lại công việc ngay tức khắc, giảm bớt được một phần tiêu cực trong cuộc sống. Chúng ta cần phải chín chắn hơn để có thể nhận ra khi nào thì mới thật sự cần thiết để thực hiện chủ nghĩa thoát y và khi nào là lúc cần phải quay trở lại thực tại và giải quyết vấn đề của bản thân!
--------------------
Content: Anh Tuấn
Design: Ngọc Lan
--------------------
Nguồn tham khảo/Sources:
https://fortbehavioral.com/.../escapism-coping-skill.../....
https://nghenghiep.vieclam24h.vn/tram.../escapism-la-gi/...
--------------------
THE VNUIS COUNSELLING SERVICES
Đặt lịch tham vấn: https://forms.gle/615wsnbDAvk2SjkL7
Facebook Page: fb.me/vnuiscounsellingservices
Website: https://counselling.isvnu.vn
Nghe The VNU-IS Counselling Podcast tại: Spotify, Apple Podcasts, Google Podcasts, Anchor.
Hotline: 0966408685
Email: counselling@vnuis.edu.vn
Với quy tắc bảo mật tối đa, không phán xét, bạn sẽ được hỗ trợ tìm kiếm những lối đi mới, cách suy nghĩ mới về các vấn đề cảm xúc, học tập, gia đình, định hướng nghề nghiệp, etc.
#vnuiscounsellingservices #vnuiscounsellingservices_bantintamly
Top